Kể tên các loại hải sâm ăn được tốt cho sức khỏe

Những loại thức ăn bổ dưỡng nhất không thể không kể đến hải sâm. Hãy xem qua bài viết này để biết thêm về loại thực phẩm bổ dưỡng này nhé!

Xem nhanh
Hải sâm là loài động vật thường sống dưới biển sâu. Chúng luôn được đánh giá cao trong ẩm thực không những vì độ thơm ngon khi chế biến mà còn những lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Hôm nay, VIFOODS sẽ giúp bạn tìm hiểu về một vài loại hải sâm ăn được và tốt cho sức khỏe nhé! Hãy tham khảo qua bài viết này!

1: Hải sâm vú

Hải sâm vú (tên khoa học: Holothuria nobilis) hay còn gọi là Đồn đột vú, là một loại hải sâm biển thuộc họ Holothuriidae. Chúng thường phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hải sâm vú
Hải sâm vú
Hải sâm vú có thân hình trụ tròn hoặc hình oval, con trưởng thành thường có đường kính từ 40 - 100mm, dài từ 300 – 400mm. Lưng chúng màu xám, nâu nhạt hoặc đen, khoảng giữa lưng có nhiều vệt với các màu không đồng đều.
Mặt bụng có màu sáng hơn phần lưng và có rất nhiều chân nhỏ xếp thành băng dọc. Hai bên sườn có nổi lên những u thịt trông như hai hàng vú.
Giá thành dao động của hải sâm vú khoảng từ 1.500.000 - 1.700.000 đồng/kg (8/2021).

2: Hải sâm vú trắng

Hải sâm vú trắng (tên khoa học: Holothuria fuscogilva) được mệnh danh là “Nhân sâm của biển cả”. Chúng là một loài có giá trị kinh tế cao, thường sống ở độ sâu từ 3 - 40m và phân bố khắp các vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hải sâm vú trắng
Hải sâm vú trắng
Hải sâm vú trắng có thân dạng hình tròn, kích thước lớn có thể lên đến 57cm và tuổi thọ hơn 12 năm. Hình dạng của hải sâm vú trắng cũng tương tự hải sâm vú, điểm khác biệt giữa chúng là phần bụng màu trắng sữa và phần lưng có những vệt màu trắng, đen.
Hải sâm vú trắng là một loài rất quý hiếm và mang nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt như chống lão hóa, chữa lành vết thương, bổ khí huyết, bổ thận tráng dương,...
Giá thành dao động của hải sâm vú trắng khoảng từ 1.700.000 – 2.000.000 đồng/kg (8/2021).

3: Hải sâm lựu

Hải sâm lựu (tên khoa học: Thelenota ananas) là một loại hải sâm biển thuộc họ Stichopodidae. Chúng là một trong số ít loài hải sâm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Thường phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận, Trường Sa, Thổ Chu của Việt Nam.
Hải sâm lựu
Hải sâm lựu
Hải sâm lựu kích thước lớn, có chiều dài từ 400 - 700mm ở con trưởng thành. Thân hình như một hình tứ giác với 4 cạnh kéo dài. Mặt lưng hơi cong, có nhiều gai thịt có màu cam hơi đỏ, cuống chùm gai ngắn, thoạt nhìn giống quả dứa hoặc hạt lựu.
Mặt bụng phẳng, màu hồng nhạt. Miệng nằm dưới bụng với khoảng 20 xúc tu to màu nâu, quanh miệng có những chiếc gai thịt hình nón.
Hiện nay, loài hải sâm lựu đang được các nhà khoa học đặc biệt thuần dưỡng, phục hồi và bảo vệ. Vì vậy, chúng bị hạn chế khai thác và mua bán trên thị trường nên không cập nhật được giá.

4: Hải sâm mít

Hải sâm mít (tên khoa học: Actinopyga caerulea Samyn) là một loại hải sâm biển thuộc họ Holothuriidae. Ở Việt Nam, chúng thường phân bố ven bờ miền Trung và các hải đảo: Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu.
Hải sâm mít có nhiều điểm khác với các loại hải sâm khác như màu sắc và có các chân dưới bụng. Cơ thể giống như hình trụ kéo dài, phình ra ở giữa và thon nhỏ ở hai đầu.
Hải sâm mít
Hải sâm mít
Con trưởng thành có chiều dài từ 150 - 250mm, đường kính từ 30 - 50cm, vách thân dày. Miệng phía trước mang nhiều xúc tu lớn và ngắn, chóp xúc tu xoè ra hình tán. Mặt lưng có màu nâu thẫm và mang nhiều gai thịt nhỏ nhô ra trông như gai mít.
Do mang nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế nên chúng đã bị khai thác một cách quá mức. Vì vậy, hiện nay rất khó có thể nhìn thấy hải sâm mít xuất hiện ngoài tự nhiên của Việt Nam.
Giá thành dao động của hải sâm mít khoảng từ 900.000 - 1.000.000 đồng/kg (8/2021).

5: Hải sâm dừa

Hải sâm dừa (tên khoa học: Actinopyga mauritiana) hay còn gọi là con banh lông. Hiện nay, hải sâm dừa được xem là loài hải sản nguy cấp, cấm khai thác và đánh bắt tại Việt Nam.
Hải sâm dừa có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, bên trong đầy nước, căng tròn. Đường kính từ 60 -180mm, dài 200 - 300mm.
Hải sâm dừa
Hải sâm dừa
Chúng thường sống ở các vùng biển sâu, có tập tính vùi sâu dưới lớp bùn, cát. Chúng có da nhám và độ nhớt cao. Mặt lưng thường có màu xám, nâu đen hoặc trắng và có nhiều đốm. Phần bụng có nhiều ống chân nhỏ, bên trong có màu trắng đục, ruột ngắn.
Giá thành dao động của hải sâm dừa khoảng từ 450.000 - 550.000 đồng/kg (8/2021).

6: Hải sâm đen

Hải sâm đen (tên khoa học: Holothuria vagabunda) là loài hải sâm có nhiều dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Loài hải sâm này thường sống ở đáy các bờ đá cạn không có ảnh hưởng từ đất liền.
Hải sâm đen có kích thước dài khoảng 30 – 40cm. Thân có dạng hình oval dẹt, có 6 – 8 vú dọc ở hai bên. Chúng có màu đen huyền, những con hải sâm nhỏ có đốm màu kem hoặc da cam.
Hải sâm đen
Hải sâm đen
Trong cơ thể chúng có nhiều thành phần dinh dưỡng vượt trội. Vì vây, hải sâm đen được sánh ngang với nhân sâm. Chúng cũng là một loại nguyên liệu được kỳ vọng để chữa các bệnh nan y.
Giá thành dao động của hải sâm đen khoảng từ 500.000 - 550.000 đồng/kg (8/2021).

7: Hải sâm cát

Hải sâm cát (tên khoa học: Holothuria scabra) là loài mềm, thường phân bố ở các vùng nước nông ven biển. Hải sâm cát là loài đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều trong y học.
Hải sâm cát
Hải sâm cát
Cơ thể của hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt và chúng không có mắt. Hải sâm cát trưởng thành có kích cỡ khoảng 20cm, có da sần sùi, hơi nhám và mềm. Miệng của chúng nằm ở một đầu, xung quanh mọc khoảng 5 – 10 xúc tu.
Thức ăn của hải sâm cát thường là mùn bã hữu cơ và xác động vật chết ở đáy biển nên chúng góp phần làm sạch nền đáy hơn, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Giá thành dao động của hải sâm cát khoảng từ 700.000 – 800.000 đồng/kg (8/2021).

8: Hải sâm gai vàng

Hải sâm gai vàng (tên khoa học: Thelenota anax) là loài hải sâm thuộc họ Stichopodidae. Chúng là loài quý hiếm, thường sống dưới biển với độ sâu từ 10 - 30m.
Hải sâm gai vàng trưởng thành có chiều dài lên tới 47.5cm, khối lượng trung bình từ 0.5 – 1kg. Hình dạng bên ngoài trông như con đỉa, xung quanh phần lưng có nhiều gai thịt, màu vàng cam.
Hải sâm gai vàng
Hải sâm gai vàng
Giá trị dinh dưỡng của chúng vô cùng lớn, đặc biệt là hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, tiểu tiện khó, khí huyết kém,… Hiện nay, loài hải sâm gai vàng đang bị suy giảm đến mức báo động.
Giá thành dao động của hải sâm gai vàng khoảng từ 650.000 – 750.000 đồng/kg (8/2021).

9: Hải sâm đỏ

Hải sâm đỏ (tên khoa học: Stichopus japonicus Selenka) là loài hải sâm sống trên nhiều vùng biển trên khắp Thế giới.
Hải sâm đỏ có thân hình trụ, xung quanh có nhiều u thịt nhô lên, màu đỏ hoặc cam. Chúng có vẻ ngoài bắt mắt với lớp da màu đỏ thẫm, nhiều gai thịt và có lông.
Hải sâm đỏ
Hải sâm đỏ
Hương vị của hải sâm đỏ rất ngon, vị mặn và mang tính ấm. Chúng là loài có giá trị dinh dưỡng chất lượng, giàu protein, ít chất béo, ít cholesterol. Là sản phẩm lý tưởng cho phụ nữ có công dụng dưỡng nhan, chống lão hóa, hỗ trợ ăn kiêng,…
Hiện nay, hải sâm đỏ đang được săn đón rất mạnh. Giá thành dao động từ 750.000 - 850.000 đồng/kg (8/2021).
Trên đây, VIFOODS đã trình bày qua một số thông tin về các loài hải sâm bổ dưỡng, có ích cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Cám ơn bạn đã đọc!